Mô típ trong văn học nghệ thuật phương Tây Thần_thoại_Hy_Lạp

Sự ra đời của Venus của Botticelli (tranh sơn dầu khoảng 1485–1486, Uffizi, Firenze) — một sự tái sinh Venus Pudica của Praxiteles với quan điểm mới về đa thần giáo cổ đại - thường được cho là hình ảnh thu nhỏ về tinh thần thời Phục Hưng đối với người xem hiện đại[2].

Sự thu nhận rộng rãi đạo Thiên Chúa không làm thu hẹp đáng kể tính phổ biến của các huyền thoại. Với sự khám phá lại vẻ cổ điển thời Cổ đại trong thời Phục Hưng, thơ ca của Ovidius đã trở thành nguồn dẫn hướng chính cho trí tưởng tượng của các nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc và các họa sĩ[108]. Từ những năm đầu của Phục Hưng, nhiều họa sĩ như Leonardo da Vinci, Michelangelo, và Raffaello, đã miêu tả các chủ đề đa thần giáo của thần thoại Hy Lạp bên cạnh các chủ đề Thiên Chúa giáo thông thường hơn[108]. Thông qua môi trường tiếng Latin và các công trình của Ovidius, thần thoại Hy Lạp ảnh hưởng tới các thi sĩ thời trung đại và Phục Hưng như Petrarca, BoccaccioDante ở Italia[2].

Bi ca cho Icarus bởi Herbert James Draper, 1898.

Ở phía bắc châu Âu, thần thoại Hy Lạp chưa bao giờ có một vai trò tương tự trong các nghệ thuật hình ảnh, nhưng ảnh hưởng của nó rất rõ ràng trong văn học. Trí tưởng tượng của người Anh được thắp sáng bởi thần thoại Hy Lạp bắt đầu với ChaucerJohn Milton rồi tiếp tục thông qua Shakespeare cho tới Robert Bridges trong thế kỷ XX. RacinePhápGoetheĐức đã hồi sinh kịch La Mã, làm công việc gia công các huyền thoại cổ xưa[108]. Mặc dù trong Thời kỳ Khai sáng của thế kỷ XIX phản ứng chống lại thần thoại Hy Lạp lan khắp châu Âu, thần thoại vẫn tiếp tục cung cấp những nguyên liệu cho các nhà soạn kịch, trong đó có những người viết các vở kịch tự do (libretto) cho các vở opera của HandelMozart[109]. Cho đến cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa lãng mạn làm dậy lên sự nhiệt tâm cho tất cả những gì có tính Hy Lạp, bao gồm thần thoại Hy Lạp. Ở Anh, những bản dịch mới về bi kịch Hy Lạp và Hómēros đã gây cảm hứng cho các nhà thơ đương thời (như Tennyson, Keats, ByronShelley) và các họa sĩ (như Lord LeightonLawrence Alma-Tadema)[110]. Christoph Gluck, Richard Strauss, Jacques Offenbach và nhiều người khác đưa các chủ đề thần thoại Hy Lạp vào âm nhạc[2]. Các tác giả người Mỹ của thế kỷ XIX, như Thomas BulfinchNathaniel Hawthorne, tin rằng nghiên cứu về các huyền thoại cổ điển là thiết yếu cho việc tìm hiểu văn học Anh-Mỹ[111]. Trong những thời gian gần đây hơn, các chủ đề cổ điển tiếp tục được diễn giải lại bởi các nhà soạn kịch Jean Anouilh, Jean Cocteau, và Jean Giraudoux ở Pháp, Eugene O'Neill ở Mỹ, và T. S. Eliot ở Anh cũng như bởi nhiều nhà tiểu thuyết như James Joyce, Jean-Paul SartreAndré Gide[2].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thần_thoại_Hy_Lạp http://www.britannica.com/EBchecked/topic/244670 http://books.google.com/?id=EpbZLRPGgBsC&printsec=... http://books.google.com/?id=OFO_NQJh8L0C&printsec=... http://books.google.com/?id=TQyRX6WmMUMC&printsec=... http://books.google.com/books?id=OFO_NQJh8L0C&pg=P... http://www.greekmythology.com/ http://www.mythweb.com/ http://www.sacred-texts.com/cla/argo/argo00.htm http://www.sacred-texts.com/cla/gpr/gpr07.htm http://www.sacred-texts.com/cla/gpr/gpr07.htm#fr_5...